Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, bày biện đồ thờ cúng trên ban thờ ông bà tổ tiên từ lâu đã là nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Vì thế, bàn thờ bao giờ cũng là nơi tôn nghiêm và trang trọng nhất trong mỗi gia đình. Tuy vậy, lối sống hối hả hiện nay khiến nhiều người Việt chưa biết đồ thờ cúng gồm những gì và ý nghĩa của những vật dụng đó trên bàn thờ ra sao. Đó cũng là những gì mà Blog phong thủy muốn chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Tùy vào mỗi vùng miền, cách thờ cúng có những nghi thức khác nhau dẫn đến đồ thờ cúng cũng có những nét riêng biệt. Tuy nhiên, một bàn thờ gia tiên đầy đủ sẽ bao gồm những thứ sau:
Đồ thờ cúng - Lư hương – Đỉnh đồng
Trên bàn thờ, lư hương được dùng là nơi để đốt trầm tạo ra mùi thơm thanh khiết cho không gian thờ. Theo quan niệm tâm linh, mùi hương trầm thơm thể hiện lòng thành, sự thanh khiết cao quý mà gia chủ muốn dâng cúng lên Phật, chư vị Thần linh, gia tiên với mong muốn hoá giải được hung khí tăng thêm cát khí, gia tăng sự hoà thuận, hiếu thảo, sự tăng tiến về trí tuệ tài lộc.
Sự tích “Con rồng, cháu tiên” đã đưa hình ảnh con rồng trở thành một hình tượng có vị trí đặc biệt trong văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam. Trong quan niệm tín ngưỡng của dân tộc ta, rồng được coi là linh vật bậc nhất trong tứ linh “Long, Li, Quy, Phượng”. Rồng còn được coi là biểu trưng cho sức mạnh của những bậc vua chúa trong thời phong kiến. Vì thế, từ bao đời nay, ông bà tổ tiên ta đã dùng Đỉnh sòi song long chầu nguyệt – một biểu tượng thiêng liêng đặt trên bàn thờ với ý nghĩa đại cát lợi, đem đến sự may mắn và sinh khí cho gia đình và mảnh đất đang sinh sống.
Chân nến
Đôi chân nến đồng bộ với lư hương mang lửa đến cho bàn thờ, tạo sự ấm cúng, uy nghiêm cho gian thờ của gia chủ. Về phong thủy, đôi chân nến còn mang ý nghĩa hết sức đặc biệt.
đôi chân nến bằng đồng
Chân nến bên trái tượng trưng cho hành dương, tức nhật (mặt trời).
Chân nến bên phải tượng trưng cho hành âm, tức nguyệt (mặt trăng).
Sự kết hợp hài hòa giữa âm – dương, nhật- nguyệt thì sẽ làm cho mọi vật cân bằng, tạo điều kiện cho sự sống sinh sôi nảy nở, mang lại nhiều tài lộc và may mắn.
Đôi hạc ngự kim quy
Ảnh hưởng sâu sắc của quan niệm tín ngưỡng về tứ linh, trong bàn thờ gia tiên, ông bà tổ tiên ta đã lồng ghép những biểu tượng linh thiêng vào đồ thờ cúng một cách khéo léo và tinh tế nhất. Không nằm ngoài điều đó, chân nến hạc ngự kim quy trên bàn thờ gia tiên không những thể hiện vẻ đẹp văn hóa “quốc hồn, quốc túy” của dân tộc mà còn là biểu tượng mang đến sự thịnh vượng, phú quý cho gia chủ.
Với quan niệm của người Việt, hạc được xem là một linh vật phong thủy tượng trưng cho sự may mắn, bền vững, dài lâu, trường tồn với thời gian. Rùa là một trong Tứ linh (Long, Li, Quy, Phượng) biểu tượng cho sự sang trọng, trường thọ, đồng thời còn mang ý nghĩa của sự che chở, bảo vệ.
Hình tượng con hạc đứng trên mình rùa ngậm bông sen tạo nên tác phẩm hạc ngự long quy đậm chất nghệ thuật về kiến trúc, tạo nên vẻ đẹp, sự sang trọng cho gian thờ. Mặt khác, hạc ngự long quy còn mang ý nghĩa tâm linh cho sự kết hợp hài hòa, gắn kết giữa trời - đất, âm – dương, nhật – nguyệt.
Bát hương
Bát hương là thứ bắt buộc không thể thiếu trong bàn thờ của người Việt. Theo quan điểm tín ngưỡng thờ cúng của người Việt, thông thường, trên bàn thờ của gia đình thường có 3 bát hương.
Bát hương chính giữa để thờ Phật với mong muốn cầu bình an cho gia chủ, giúp gia chủ tránh được những tai ương chướng ách trong đời sống hàng ngày.
Một bát hương nữa là để thờ các vị Thần như Thần Thổ Công, Thần Tài, Thần Lộc… với hi vọng cầu tài lộc, làm ăn thịnh vượng phát triển, nhà cửa, đất cát yên ổn.
Bát hương còn lại là để thờ tổ tiên và những người đã khuất để tưởng nhớ, khắc ghi công ơn sinh thành, dưỡng dục đồng thời mong muốn gia tiên phù hộ, soi đường chỉ lối để làm ăn đúng đường theo lẽ phải.
Mâm bồng
Mâm bồng đặt trên bàn thờ với ý nghĩa là nơi để con cháu đặt lễ lạt để dâng cúng. Vì thế, mâm bồng luôn được đặt trang trọng tại chính giữa bàn thờ, đối diện với bát hương. Tùy vào kích thước của bàn thờ mà có thể đặt từ 1 đến 3 mâm bồng.
Nếu trên bàn thờ có 3 mâm bồng thì chiếc ở giữa thường có kích thước to hơn hai chiếc bên cạnh. Thông thường mâm bồng ở giữa dùng để đựng trầu cau, tiền mã; bên trái (tức hướng Đông) dùng để đựng hoa và cái còn lại bên phải (tức hướng Tây) dùng để đựng quả. Theo quan niệm “mặt trời mọc ở hướng đông và lặn ở hướng tây”. Vì thế khi bình minh ló rạng muôn hoa đua nở và đến khi hết một ngày của mặt trời thì kết trái. Đó chính là quy luật vận động của tự nhiên, của vũ trụ và vạn vật.
Còn nếu bàn thờ chỉ đặt một mâm bồng thì mâm bồng đó dùng để bày ngũ quả. Tuy nhiên hiện nay người ta không còn quan trọng quá về việc phải bày đủ ngũ quả. Tuỳ theo từng địa phương, từng mùa mà mỗi gia đình dâng lễ vật lên tuỳ tâm và lòng thành kính.
Lọ hoa
Nếu như mâm bồng để dâng cúng vật phẩm, lễ lạt thì lọ hoa trên bàn thờ là vật dụng để gia chủ dâng cúng hoa tươi. Lọ hoa biểu trưng cho sự thành kính, biết ơn, tấm lòng thơm thảo của gia chủ muốn dâng cúng lên Phật, chư vị Thần linh, gia tiên.
Ngai chén thờ
Để tưởng nhớ những người đã khuất trong những mâm cỗ trước bát hương luôn có kỷ ngai chén đựng nước sạch và đựng rượu. Tùy vào kích thước của mỗi bàn thờ mà có thể dùng loại ngai 3 chén hoặc ngai 5 chén.
Chóe thờ
Cũng như bát hương và mâm bồng, chóa thờ là vật không thể thiếu trong bộ đồ thờ cúng. Chóe thờ mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc đem lại những điều tốt lành với cầu mong cho cuộc sống luôn no đủ, dư dả về tiền bạc và vật chất cho gia chủ.
Đèn thờ
Đèn thờ là vật giữ ánh sáng thiêng liêng cho bàn thờ. Theo quan niệm của người xưa, ánh sáng là cầu nối giữa thế giới dương gian với âm thế. Ánh sáng xuất hiện trên bàn thờ vừa có tác dụng chiếu sáng cho gian thờ cúng xua tan lạnh lẽo của âm khí. Vì vậy, đèn thờ trên bàn thờ tượng trưng như vật Pháp khí, bảo vệ những thành viên trong gia đình khỏi các thế lực tà ma, khỏi sự quấy nhiễu của các vong hồn.
Xem thêm các mẫu đồ thờ bằng đồng tại đây
Ngoài những vật dụng không thể thiếu trên bàn thờ như đã kể ở trên, trên bàn thờ của người Việt còn có ống nhang và nậm rượu với không ngoài mục đích để trang nghiêm cho bàn thờ, đồng thời hể hiện sự tôn nghiêm, tấm lòng thành kính trọn vẹn của gia chủ với các bậc bề trên.
Với những chia sẻ trên, Blog phong thủy hi vọng sẽ giúp mọi người biết được đồ thờ cúng gồm những gì và nâng cao hiểu biết hơn về việc thờ cúng – một nét đẹp truyền thống văn hóa lâu năm của người Việt.
Xem thêm:
Các mẫu đồ thờ cúng tại Hà Nội:
thoong tin hữu ích và sản phẩm bộ đồ thờ bằng đồng trên web rất đẹp và đa dạng
Cảm ơn quý khách đã đọc bài viết
Địa chỉ bán đồ thờ ở trên rất uy tín, sản phẩm đa dạng và giá bộ đồ thờ rẻ và chất lượng
Thông tin về đồ đồng rất hữu ích, cảm ơn đã chia sẻ.